Thông tin chung

Tuyên bố dự định cải thiện chất lượng đào tạo nghề tại Việt nam („Tuyên bố chung”)

Trong tuyên bố chung do các Đại biểu đại điện cho nền Kinh tế Đức và các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam đề xuất, chính phủ Đức đã bày tỏ thiện chí hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET) và Bộ lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA) trong việc cải thiện chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam.

Mục tiêu của các bên tham gia là tạo điều kiện tốt hơn trong chính sách đào tạo, qua đó gia tăng tính thực tế và thiết thực hơn trong quá trình đào tạo nghề. Bằng cách phối hợp chặt chẽ hơn với các Doanh nghiệp, qua đó việc đào tạo nghề sẽ đáp ứng được nhu cầu của các Doanh nghiệp hơn.

Những chuyên gia kinh tế và các lãnh đạo Việt nam đã nhận ra vai trò quan trọng của việc xây dựng một hệ thống đào tạo nghề song hành bền vững, qua đó giúp bảo đảm được khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động chất lượng cao tại Việt nam.

Joint Declaration

Thực trạng đào tạo nghề tại Việt nam

Các môn thực hành hoặc các tiết thực hành hiện chưa có hoặc còn quá ít trong các chương trình đào tạo nghề ở Việt Nam, mặc dù tính thiết thực và lợi ích của các tiết thực hành đều được công nhận. Theo thống kê của các Bộ thì 60% các học viên tốt nghiệp tại các trường học nghề không có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Việc đào tạo nghề hiện vẫn chưa được xã hội Việt Nam đánh giá cao, tuy rằng việc đào tạo này tạo ra nhiều lợi ich cho thị trường việc làm của Việt Nam. Nâng cao hình ảnh của những người công nhân lành nghề có thể góp phần giúp xã hội công nhận sự hữu ích của việc đào tạo nghề và qua đó ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam sẽ chọn lựa con đường học nghề để bước tiếp con đường tương lai của mình.

Nhu cầu của Doanh nghiệp Đức

Qua khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Đức về nhu cầu tuyển lao động lành nghề của các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam, 85% nhà đầu tư của Đức đặt trụ sở hoặc nhà máy của họ ở Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Để tăng vai trò trong chuỗi giá trị sản xuất, các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam phải đối mặt với những thách thức thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao, đủ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng để điều khiển máy móc và áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại.

Do Việt Nam chưa có các chương trình đào tạo nghề phù hợp, nên các công ty phải tự tổ chức đào tạo lại hoặc đào tạo chuyên sâu cho các công nhân mới. Giữa các công ty chưa có sự thỏa thuận hoặc phối hợp trong việc giải quyết khó khan này. Vì thế nhu cầu về việc đào tạo nghề theo tiêu chuẩn hiện đại rất cao, nhất là trong các tỉnh miền Nam Việt Nam.