Ấn phẩm của DIHK Đức
Khảo sát doanh nghiệp AHK World Business Outlook
Hằng năm DIHK Berlin tiến hành cuộc khảo sát doanh nghiệp Đức toàn cầu nhằm đánh giá sự phát triển của Doanh nghiệp Đức tại từng thị trường, các khó khăn thách thức cũng như cơ hội của Doanh nghiệp Đức tại thị trường đó và những nhận định về tương lai của cả nền kinh tế và của Doanh nghiệp.
Cuộc khảo sát này luôn được sự hưởng ứng và tham gia của hơn 3000 doanh nghiệp Đức là các công ty thành viên của các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Kết quả của AHK World Business Outlook, Quý vị có thể tham khảo tại đây:
Kết quả Khảo sát Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK World Business Outlook 2021)
AHK World Business Outlook (AHK WBO) – Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu là cuộc khảo sát hàng năm của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) với sự tham dự của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại nước ngoài. Từ năm 2015 tới nay, AHK World Business Outlook luôn nhận được sự tham gia tích cực của hơn 4.500 doanh nghiệp Đức từ khắp nơi trên thế giới cũng như của các doanh nghiệp đối tác của họ trên toàn cầu. Năm 2021, khảo sát được chúng tôi tiến hành trực tuyến trên phạm vi toàn cầu và khoảng thời gian trong tháng 4 năm 2021; kết quả được nghiên cứu trong tháng 5/2021.
Với sự tham gia của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và trên thế giới, khảo sát doanh nghiệp Đức AHK WBO được các nhà hoạch định kinh tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan báo chí và các chuyên gia đánh giá cao và được xem là thước đo đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Kết quả cuộc khảo sát sẽ là kim chỉ nam nhằm đánh giá về tình hình phát triển của doanh nghiệp Đức, xu hướng phát triển của doanh nghiệp Đức trong 12 tháng tới, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tuyển dụng cũng như những kỳ vọng của chính nhà đầu tư Đức đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
- AHK World Business Outlook Frühjahr 2021
- Präsentation AHK World Business Outlook Frühjahr 2021_DE
- Presentation AHK World Business Outlook Spring 2021_EN
Kết quả khảo sát trong cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam:
Kết quả khảo sát AHK World Business Outlook 2020: Đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam
Kết quả khảo sát AHK World Business Outlook 2020: Đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam
- Các doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam. Các chỉ số tại Việt Nam đều cao hơn hẳn mức trung bình của các chỉ số này tại Đông Nam Á.
- 82% nhà đầu tư Đức buộc phải giảm mục tiêu tăng trưởng doanh thu của mình trong năm tài khóa 2020 do COVID-19, mặt khác 59% trong số họ vẫn khẳng định sự ổn định trong phát triển chung của doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Trong trung hạn: 72 % doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng.
- Nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức trong vòng 12 tháng tới.
|
AHK World Business Outlook Herbst 2018 : Nhận định của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và trên toàn thế giới về sự phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai.
Nhận định về Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Việc kết thúc đàm phán với EU về Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam đã tiếp tục tạo đà phát triển kinh tế ở nước này. Việc ký kết EU- Việt Nam FTA sẽ là một dấu hiệu khả quan, một minh chứng cho xu hướng thương mại tự do và dựa trên nguyên tắc.
Việt Nam là đối tác quan trọng của Châu Âu và Đức trong khối ASEAN. Ngoài ra Việt Nam cũng là một quốc gia được hưởng lợi từ những tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, khi mà các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất của mình sang các quốc gia lân cận Trung Quốc để tránh những biện pháp tăng thuế đang được áp dụng trong cuộc tranh chấp này.
Kỳ vọng của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tương đối khả quan. 54% doanh nghiệp Đức muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại đây trong vòng 12 tháng tới và 52% muốn tuyển thêm nhân sự tại nhà máy của mình. Hành lang pháp lý dành cho đầu tư và kinh doanh cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là những thách thức lớn dành cho các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam
Nhận định về thế giới
• Nền kinh tế và thương mại toàn cầu đang chịu những áp lực nhất định, kéo theo đó là sự phát triển không như mong đợi của nền kinh tế thế giới. Một hệ lụy tiếp theo được thể hiện khá đậm nét ở những nhận định không mấy khả quan về sự phát triển của kinh tế thế giới của doanh nghiệp Đức trên toàn cầu, khác hẳn so với những nhận định của họ vào đầu năm.
• Những rủi ro lớn cho sự phát triển kinh tế trong vòng 12 tháng tới được các doanh nghiệp Đức đưa ra là: Hành lang pháp lý về kinh doanh và đầu tư (50%), nhu cầu nội địa (37%), sự ổn định của tỷ giá (33%). Ngoài ra một rủi ro lớn nữa đối với các doanh nghiệp Đức tại Mỹ là những rào cản thương mại (49%) đang tồn tại trên chính nước Mỹ.
• Theo dự báo của Hiệp hội các phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), nền kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ phát triển ở mức 3,6% (thay vì 4% như nhận định vào đầu năm 2018). Về nhận định cho năm 2019, nếu không có những sự biến động quá lớn thì GDP toàn cầu sẽ tăng ở mức 3,5%.
• Những thách thức đặt ra cho thương mại toàn cầu: Nếu như đầu năm sự nhận định tăng trưởng thương mại thế giới tương đối khả quan và ở mức 4,9% thì cuối năm dự báo này được hạ xuống còn 4,0%, thấp hơn cả mức phát triển trung bình trong suốt 20 năm qua (5,1%). Tương lai cũng không mấy khả quan cho năm 2019 và mức tăng trưởng được nhận định chỉ ở mức 3,7%.
Nhận định về Châu Á – Thái Bình Dương
Về cơ bản, sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương được nhận định tương đối tốt. Tuy nhiên những kỳ vọng của doanh nghiệp Đức tại đây cũng không còn quá cao như đầu năm 2018. Theo như nhận định của doanh nghiệp Đức, sự phát triển của nền kinh tế tại đây sẽ chậm lại do việc điều chỉnh tăng lãi suất của Mỹ cũng như tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
AHK World Business Outlook Herbst 2018 - (tiếng Đức)
AHK World Business Outlook Herbst 2018 - (tiếng Anh)
Statement AHK WBO Herbst 2018
AHK World Business Outlook : Kết quả cuộc khảo sát của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và thế giới đầu năm 2018
2018: Nền kinh tế toàn cầu cuối cùng cũng đã được vực dậy và tăng trưởng. 5.200 công ty Đức trên toàn thế giới đều đánh giá rằng doanh nghiệp của họ có mức tăng trưởng tốt hơn mùa thu năm ngoái, dựa vào sự phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 2017. Ngoài ra họ cũng nhận định lạc quan về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, họ muốn tiếp tục mở rộng đầu tư quốc tế và tuyển thêm nhân sự. Rất ít doanh nghiệp cho rằng nguồn cung là một trong những yếu tố mang lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp của họ. Những yếu tố bất ổn liên quan tới chính trị đang ngày càng gia tăng một cách rõ rệt: Những quan ngại ngày càng lớn về chính sách kinh tế toàn cầu. Cứ 2 doanh nghiệp được hỏi thì 1 doanh nghiệp đều lo lằng về những chính sách kinh tế của nước bản địa. Những rào cản khi tiếp cận thị trường, những xung đột về thương mại, những lệnh trừng phạt mới được ban hành – chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng mạnh, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp Đức trên toàn cầu. Những sự bất ổn đặc biệt phải kể tới Brexit, những khủng hoảng địa chính trị ở Trung Đông, ở Nga và Ucraina cũng như mối quan hệ đang ngày càng trở nên xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc. Doanh nghiệp Đức cũng tỏ ra quan ngại sâu sắc với tính chắc chắn trong hệ thống pháp lý của nước sở tại.
Việt Nam: Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy một sự phát triển mãnh mẽ với mức tăng trưởng hơn 6%. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này chính là ngành công nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu, khi mà Việt Nam ngày càng gia nhập sâu vào thương mại quốc tế, thể hiện ở việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do với EU hay Hiệp định CPTTP trong đó cả hai sẽ đều có hiệu lực trong một tương lại gần. Các Hiệp định này sẽ góp phần tăng trưởng xuất khẩu và qua đó vai trò của Việt Nam trong thương mại quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Mặt khác, sự tăng trưởng nở rộ của ngành dịch vụ cũng đang thúc đấy sự tăng trưởng kinh tế. Những thách thức hiện tại của Việt Nam là nợ công đang tăng lên và sự thiếu hụt về lao động chất lượng cao.
AHK World Business Outlook Frühjahr 2018
AHK World Business Outlook Herbst 2017
DIHK-Konjunkturumfrage
Cuộc khảo sát sức khỏe của nền kinh tế Đức dưới góc nhìn của doanh nghiệp Đức được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1977 và từ đó tới nay được DIHK Berlin thực hiện 1 năm 2 lần.
Dưới đây là các kết quả của các cuộc khảo sát từng năm:
DIHK – Konjunkturumfrage zu Jahresbeginn 2019 (Cuộc khảo sát đánh giá sự phát triển kinh tế Đức đầu năm 2019)
Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức DIHK đã công bố kết quả khảo sát mới nhất với sự tham dự của 27.000 doanh nghiệp trên toàn nước Đức. Theo như kết quả khảo sát, DIHK dự báo tăng trưởng kinh tế của Đức năm 2019 chỉ đạt ở mức 0,9%.
Theo đánh giá của Ông Martin Wansleben, bức tranh kinh tế của Đức năm 2019 rất ảm đạm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp của Đức do những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến đổi từ môi trường bên ngoài.
Điều đó ảnh hưởng xấu tới không chỉ các nhà xuất khẩu, mà còn cả những doanh nghiệp trong ngành cung ứng và doanh nghiệp dịch vụ đi kèm tại Đức. Kết quả là sau 9 năm, lần đầu tiên tốc độ phát triển kinh tế của Đức có dấu hiệu chậm lại. Rất nhiều doanh nghiệp của Đức thừa nhận việc thiếu nguồn lao động chất lượng cao đang làm chậm lại quá trình phát triển và tăng trưởng của chính doanh nghiệp họ.
Thông tin cụ thể về kết quả cuộc khảo sát bằng tiếng Anh và tiếng Đức, mời Quí vị theo dõi tại các file sau đây:
DIHK-Economic Survey February 2019 Flyer ENG
Foliensatz Jahresbeginn 2019
Statement Jahresbeginn 2019
DIHK-Konjunkturumfrage Jahresbeginn 2019
DIHK-Konjunkturumfrage Jahresbeginn 2019_Flyer
DIHK-Prognose Jahresbeginn 2019
Khảo sát của DIHK về những tác động của Brexit đối với các doanh nghiệp Đức
Trong 1 khảo sát mới nhất của DIHK, Đức về những tác động của Brexit đối với các doanh nghiệp Đức với sự tham gia của gần 1.500 doanh nghiệp Đức hiện đang kinh doanh hoặc đầu tư với UK, 70% trong số họ tiên liệu rằng doanh nghiệp của họ sẽ có 1 năm đi xuống trong năm 2019 này.
Cứ 8 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp dự định sẽ chuyển nhà máy sản xuất của mình sang nước khác, hoặc là Đức hoặc là 1 nước trong khối Liên minh Châu Âu. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Đức vẫn hết sức khó khăn trong việc phòng vệ và giúp doanh nghiệp của mình tránh được những rủi ro và tổn thất vì Brexit.
Nhiều doanh nghiệp Đức có cảm giác thực sự mất phương hướng. Điều rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là vấn đề thuế quan. Những lo lắng về sự bất ổn trong các quan hệ thương mại trong tương lai, chắc chắn sẽ là bất lợi đối với UK. Việc lựa chọn hướng đi nào cho hợp lý hoàn toàn nằm trong tay của UK.
Brexit Sonderauswertung 2019 ENG
Brexit Sonderauswertung 2019
DIHK veröffentlicht Konjunkturumfrage der IHK-Organisation (Công bố kết quả khảo sát nhận định tăng trưởng kinh tế Đức cuối năm 2018)
Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) công bố kết quả khảo sát nhận định tăng trưởng kinh tế Đức cuối năm 2018
Tăng trưởng kinh tế năm 2018 của CHLB Đức được dự báo đạt mức 1,8%. Có những sự quan ngại nhất định về tăng trưởng của doanh nghiệp và trong xuất khẩu, tuy nhiên các kế hoạc đầu tư và mở rộng sản xuất vẫn được tiến hành trong 12 tháng tới. Nước Đức nhất thiết phải có một chính sách nhập cư mới dành riêng cho nguồn lao động chất lượng cao để thu hút nhân tài, giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Những quan ngại của doanh nghiệp về sự tăng trưởng kinh tế Đức trong cuối năm 2018 ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp Đức tỏ ra thận trọng hơn khi đưa ra nhận định về sự phát triển của chính doanh nghiệp họ và kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai, nhất là đối với doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp. Các kế hoạch mở rộng sản xuất và đầu tư vẫn được doanh nghiệp Đức tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Qua đó sẽ hỗ trợ tốt hơn sự phát triển ổn định của nền kinh tế Đức.
Tổ chức DIHK đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của nước Đức từ 2,7% (dự báo đầu năm 2018), xuống 2,2% (giữa năm 2018) và tới thời điểm hiện tại thì nhận định tăng trưởng kinh tế của Đức được DIHK đưa ra là 1,8%. Những tháng đầu năm, các doanh nghiệp Đức tỏ ra tương đối khả quan khi nhận định về tương lai, nhờ vào các yếu tố tích cực của nền kinh tế vào thời điểm đó. Tuy nhiên trên thực tế, những động lực thúc đẩy nền kinh tế nội địa của Đức không phát huy tác dụng như kỳ vọng của doanh nghiệp.
Năm 2019, DIHK dự báo sự tăng trưởng kinh tế Đức sẽ đạt 1,7%, mặc dù tỷ trọng của chi tiêu tài chính công đang chiếm tới 0,6% tổng sản phẩn quốc nội (bao gồm các chi phí liên quan tới Luật cứu trợ gia đình, tăng chi phí dành cho nghỉ thai sản, luật tăng cường nhân viên điều dưỡng). Những quan ngại về sự giảm đà tăng trưởng trong đầu tư và xuất khẩu của nước Đức cũng đã xuất hiện. Sức tiêu thụ nội địa tăng mạnh đã góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Một trong những dấu hiệu tích cực đáng lưu ý là sự tăng trưởng tốt của thị trường lao động Đức với mức thu nhập ngày càng được cải thiện – đó là kết quả đáng mừng của sự phát triển kinh tế toàn cầu trong thời gian trước cũng như sự tăng trưởng xuất khẩu của nước Đức nói riêng vừa qua.
Số lượng người lao động có việc làm ngày càng tăng cao trên nước Đức. DIHK dự tính sẽ có khoảng 580.000 việc làm mới được tạo ra trong năm 2018 (trong khi dự báo giữa năm của DIHK là 550.000) và con số đó sẽ là 500.000 việc làm mới vào năm 2019. Nếu nhìn từ thực tế thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trên thị trường lao động của Đức, chúng ta sẽ thấy có sự tách biệt nhất định giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tuyển dụng lao động. Việc tuyển dụng thêm lao động chỉ đạt được kết quả như mong muốn, khi mà các tiềm năng trong nước đươc khai thác và đồng thời lao động chất lượng cao tới từ các nước trong khối EU hoặc từ các nước khác được tạo điều kiện làm việc tại Đức. Nước Đức thực sự đang rất cần một chính sách nhập cư dành riêng cho người lao động chất lượng cao.
DIHK-Economic Survey Fall 2018 Flyer ENG
DIHK-Konjunkturumfrage Herbst 2018 Flyer DE
DIHK-Konjunkturumfrage Herbst 2018
DIHK-Prognose Herbst 2018 NEU
Foliensatz Herbst 2018
Statement Herbst 2018
DIHK-Konjunkturumfrage Frühsommer 2018
Aufschwung auf dem Prüfstand
Aus dem Ausland kommen zunehmend Misstöne. Die Unsicherheit wächst: Die Exportkonjunktur läuft schlechter als erwartet. Der internationale Handel schleppt sich weiter dahin. Handelspolitische Konflikte kommen verschärfend hinzu. Vor diesem Hintergrund trüben sich die Exporterwartungen der Unternehmen ein. Der Aufschwung steht auf dem Prüfstand.
Die grundlegenden Wachstumskräfte im Inland sind aber noch intakt: Investitions- und Beschäftigungsabsichten der Betriebe sind auch im Frühsommer expansiv. Angesichts der entstandenen Unsicherheiten senkt der DIHK seine Wachstumsprognose für das laufende Jahr deutlich von 2,7 auf 2,2 Prozent.
Der DIHK rechnet für dieses Jahr mit einem weiteren Beschäftigungsplus von 550.000 Stellen (Prognose zu Jahresbeginn: 600.000). Allerdings beschränkt der Fachkräftemangel die Geschäftsmöglichkeiten. Er hat als Top-Risiko aus Sicht der Unternehmen sogar nochmals an Bedeutung gewonnen (61 nach 60 Prozent, Herbst 2010: 16 Prozent). Das sind die Schattenseiten des lang andauernden Beschäftigungsaufschwungs (13. Jahr in Folge).
DIHK-Konjunkturumfrage Frühsommer 2018
Flyer DIHK-Economic Survey Early Summer 2018
Flyer DIHK-Konjunkturumfrage Frühsommer 2018
DIHK-Umfrage zu den Auslandsinvestitionen 2018
Mit der Umfrage zu den Auslandsinvestitionen in der deutschen Industrie vom Frühjahr 2018 legt der Deutsche Industrie- und Handelskammertag e. V. (DIHK) eine Untersuchung vor, die auf den Ergebnissen einer Zusatzbefragung im Rahmen der DIHK-Konjunkturumfrage zu Jahresbeginn 2018 basiert. Diese Sonderauswertung setzt die DIHK-Befragung zu den Auslandsinvestitionen fort, die bis ins Jahr 1995 zurückreicht.
Grundlage für die Ergebnisse sind jeweils repräsentative Umfragen der Industrie- und Handelskammern (IHKs) unter ihren Mitgliedsunternehmen. Rund 5.200 Unternehmensantworten aus dem Verarbeitenden Gewerbe dienen als Grundlage (davon rund 2.500 mit Auslandsinvestitionen). Ergebnis: die Industrieunternehmen wollen ihre Ausgaben für Investitionsprojekte im Ausland sogar noch stärker steigern als zuletzt. Mehr als jeder dritte auslandsaktive Betrieb plant mit höheren Budgets als im Vorjahr (36 Prozent, 2017: 33 Prozent). Der DIHK erwartet 2018 ein Rekordjahr für deutsche Auslandsinvestitionen.